Hướng dẫn thiết kế app mobile

26/01/2019

Trong thời đại bùng nổ của công nghệ thông tin, các kênh marketing online được các doanh nghiệp chú trọng đầu tư và sử dụng một cách hiệu quả. Chính vì vậy để khách hàng tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng cũng như gia tăng lợi ích kinh doanh của doanh nghiệp thì việc thiết kế những app mobile là điều vô cùng cần thiết. Vậy làm thế nào để có được một thiết kế app đẹp thu hút mọi người? Trong bài viết này, SOTA sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về hướng dẫn thiết kế app mobile để bạn có thể tạo ra sản phẩm ưng ý nhất, phục vụ nhu cầu sử dụng

Hotline tư vấn 024 730 86986

Những lợi ích khi sử dụng app mobile

  • Làm tăng giá trị thương hiệu và độ nhận biết doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nâng cao hình ảnh trong mắt khách hàng, từ đó dễ dàng gây ấn tượng và tiếp cận dễ hơn đến các khách hàng tiềm năng.
  • Sản phẩm được giới thiệu thông qua App mobile thể hiện sự chuyên nghiệp cao, trực quan, giúp củng cố lòng tin khách hàng đáng tin cậy hơn.
  • Giúp bạn quản lý, bán hàng và làm dịch vụ hiệu quả, nhanh chóng và tiện lợi hơn.
  • Giúp bạn dễ dàng hơn trong việc phân tích, theo dõi hành vi của người dùng, từ đó đề ra chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn cho doanh nghiệp.
  • App mobile mang đến những trải nghiệm tiện lợi và thích thú hơn cho người dùng mà web mobile hay các công cụ khác không thể bằng được, từ đó tạo được sự gần gũi với khách hàng hơn.

 

Hướng dẫn thiết kế app mobile

Bước 1: Xác định mục tiêu, lựa chọn ý tưởng

– Có một loạt các ý tưởng, hãy lựa chọn ra trong số đó một ý tưởng tuyệt vời nhất và đó sẽ là điểm khởi đầu cho một dự án mới. Trước khi đi thẳng vào chi tiết, bạn phải xác định rõ mục đích và nhiệm vụ của ứng dụng mà bạn muốn xây dựng. Nó sẽ làm gì? Điều hấp dẫn cốt lõi của nó là gì? Nó sẽ giải quyết vấn đề cụ thể gì? hoặc nó sẽ làm gì cho một phần cuộc sống trở nên tốt hơn (cho bạn và nhiều người)?

Bước 2: Phác thảo ý tưởng của bạn

Bằng cách phát triển bản phác thảo, bạn đang đặt nền móng cho giao diện tương lai của mình. Trong bước này, bạn phải khái niệm hóa các tính năng chính một cách trực quan, cách bố trí gần với thực tế, tiếp theo là phải cấu trúc ứng dụng của bạn.

Một bản phác thảo thô đầu tiên của ứng dụng sẽ giúp mọi người trong nhóm của bạn hiểu được nhiệm vụ mình sẽ thực hiện. Những bản phác thảo này sẽ được sử dụng như là những tài liệu tham khảo cho các giai đoạn tiếp theo của dự án.

Ghi chép và vạch ra cách ứng dụng hoạt động như thế nào. Đây là giai đoạn bạn cần động não để thay đổi những thứ xung quanh cho đến khi bạn phần nào thấy hài lòng với nó. Giai đoạn này sẽ giúp bạn nắm vững hơn về ứng dụng bạn sẽ làm.

Bước 3: Nghiên cứu

Bước nghiên cứu này có 4 mục đích chính:

  1. Tìm hiểu về những ứng dụng khác đã làm điều tương tự
  2. Tìm cảm hứng thiết kế cho ứng dụng
  3. Tìm thông tin về các yêu cầu kỹ thuật cho ứng dụng
  4. Tìm hiểu làm thế nào để bạn có thể xây dựng thị trường, thị phần và kiếm tiền từ ứng dụng

Trong khi bạn đang nghĩ rằng bạn có một ý tưởng mang tính cách mạng, bạn không biết rằng ứng dụng của bạn có thể bị nghiền nát hay thổi bay rất nhanh chóng. Hiện nay có hơn 1 triệu ứng dụng cho Android và iOS, để xây dựng một cái gì đó bạn chưa từng thực hiện trước đây là gần như không thể. Tuy nhiên bạn không nên nản lòng bởi mọi người đều có thể chơi ở đấu trường này. Điều bắt buộc là bạn phải tập trung vào dự án riêng của bạn và điều hướng người dùng. Điều bạn cần làm là tìm hiểu từ những tính năng chính và những sai lầm của đối thủ cạnh tranh, còn lại hãy bỏ qua tất cả những suy nghĩ khác về họ.

Hai điểm quan trọng khác là tiếp thị và phát hành. Sau khi đã khẳng định tính khả thi của ứng dụng, bạn nên suy nghĩ về chiến lược để đưa nó ra trên thị trường. Xác định chính xác phương pháp tiếp cận người dùng và cách làm cho anh ta nhìn thấy được giá trị sử dụng của ứng dụng.

Một điều quan trọng là bạn phải tìm ra cách để ứng dụng của bạn tạo ra tiền. Bạn sẽ tính phí người dùng khi tải nó về? Hoặc bạn sẽ cung cấp ứng dụng miễn phí nhưng cho quảng cáo chạy trên đó? – Mô hình này sẽ đòi hỏi một lượng người dùng lớn, cho nên hãy suy nghĩ kỹ về điều đó.

Bước 4: Tạo một cấu trúc khùng và Storyboard, UI Flow

Trong giai đoạn này, ý tưởng cháy bỏng của bạn sẽ hình thành một bức tranh rõ ràng hơn. Wireframing là quá trình tạo ra một mockup / Nguyên mẫu của ứng dụng. Bạn có thể tìm thấy một số công cụ tạo mẫu trực tuyến, phổ biến nhất là Balsamiq, Moqups, HotGloo,… cho phép bạn kéo, thả tất cả các thành phần đồ họa có sãn vào vị trí cần thiết, ngoài ra còn có thêm nút chức năng để bạn có thể xem lại ứng dụng một cách trực quan.

Trong khi bạn xây dựng wireframes, bạn cũng nên tạo ra một kịch bản cho ứng dụng để xây dựng một lộ trình giúp bạn hiểu được các kết nối giữa các màn hình và cách người dùng điều hướng, tương tác trên ứng dụng của mình.

Tất cả các hành động người dùng cần phải được liệt kê trong sơ đồ. Ví dụ, nếu ứng dụng của bạn yêu cầu người dùng đăng nhập, làm thế nào để họ tạo ra một tài khoản? Điều gì nếu người dùng quên mật khẩu của mình? Điều gì xảy ra nếu họ điền sai mật khẩu? Những gì người dùng có thể làm được trên mỗi giao diện (thêm danh mục mới -> lưu; chỉnh sửa -> lưu / xóa)? ...

Bước 5: Xây dựng Back End, Thiết kế cơ sở dữ liệu

Wireframes và kịch bản của bạn bây giờ trở thành nền tảng của cấu trúc back-end. Vẽ một phác thảo các máy chủ, các API, và sơ đồ dữ liệu. Đây sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà lập trình cũng như nhiều người tham gia dự án, bạn sẽ có một sơ đồ giải thích để cho họ nghiên cứu.

Một điều quan trọng bạn cần làm ở giai đoạn này là đăng ký các tài khoản nhà phát triển (Deverloper) tại các chợ ứng dụng (Google Play, Apple Store) mà bạn sẽ phát triển. Các tài khoản để được phê duyệt có thể mất vài ngày (tùy thuộc vào nền tảng) và không nên để đến phút cuối cùng mới thực hiện.

Bước 6: Thiết kế giao diện người dùng

Đây là một trong những bước vô cùng quan trọng, nó thể hiện tất cả những gì người dùng sẽ nhìn thấy khi sử dụng ứng dụng của bạn. Một ứng dụng khi được đẩy lên kho ứng dụng, để lôi kéo được người dùng tải ứng dụng về máy của họ và bắt đầu trải nghiệm nó thật sự là một điều không hề đơn giản.

Trên chợ ứng dụng chúng ta có rất ít thứ để mô tả về sản phẩm của mình, do đó hình ảnh của sản phẩm là một điều rất quan trọng.

Bước 7: Xây dựng ứng dụng

a. Lên danh mục

Bạn nên tập trung vào việc xây dựng các chức năng của ứng dụng theo từng chức năng một, cả font-end và back-end và để theo dõi iến bộ, bạn có thể viết ra một list các công việc phải làm thành một danh sách các chức năng và sử dụng nó như là một danh sách để dễ dàng kiểm tra.

Khi đã hoàn thành việc thiết kế giao diện, hãy bắt đầu cho một đợt thử nghiệm và xem xét nó chạy thực sự trên thực tế như thế nào và cảm nhận nó.

Để thử nghiệm ứng dụng của bạn, bạn có thể thử hai ứng dụng thử nghiệm rất lớn là: Solidify và Framer. Những ứng dụng này cho phép bạn nhập các bản thiết kế ứng dụng vào và thêm liên kết.

Một vòng thử nghiệm thứ hai là bắt buộc. Ở vòng này, bạn sẽ có cả một ứng dụng hoạt động cũng như một giao diện người dùng để kiểm tra.

Proto.io và Pixate là nền tảng tuyệt vời để thử nghiệm các ứng dụng của bạn. Cả hai chương trình sẽ cho phép bạn thêm các liên kết có thể click để điều hướng ứng dụng. Họ sẽ giúp bạn kiểm tra các lớp, các tương tác và thiết kế của ứng dụng đã tốt chưa.

b. Sửa đổi và Điều chỉnh

Sau khi có trải qua giai đoạn thử nghiệm, bạn sẽ rút ra được rất nhiều vấn đề cần thay đổi và bổ sung từ thiết kế, bố cục cho tới toàn bộ những trải nghiệm của ứng dụng.

Cuối cùng, hãy gửi lại toàn bộ những yêu cầu cho nhà phát triển và nhà thiết kế của bạn để thực hiện lại bất kỳ thay đổi nào mà bạn cảm thấy sẽ có giá trị cho ứng dụng.

Bước 8: Phát hành ứng dụng của bạn

Bạn đã thực hiện những dòng code cuối cùng, bạn đã đưa ý tưởng của mình thành hiện thực, và bước cuối cùng là chia sẻ với mọi người

Dịch vụ thiết kế app mobile chuyên nghiệp tại SOTA

 

Nhanh tay ĐĂNG KÝ để hưởng nhiều khuyến mại lớn ngay trong tháng.

 

Nếu bạn cần tư vấn gì về thiết kế web, thiết kế app bán hàng, đừng ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ cụ thể nhé!

 

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Công ty Cổ phần dịch vụ Công nghệ SOTA Việt Nam

🏢 Địa chỉ: Số 83, Yên Lãng, Đống Đa, Hà Nội

 

0856 766 986