Marketing Mix là gì?

18/09/2019

Từ trước đến nay, Marketing luôn là một phần quan trọng của Doanh nghiệp. Để bán được hàng, doanh nghiệp bắt buộc phải làm Marketing. Vậy, Marketing Mix là gì? Doanh nghiệp cần áp dụng marketing mix như thế nào?

► Hotline tư vấn : 024 730 86986

Marketing Mix là gì?

Marketing là gì?

Theo Hiệp hội Marketing Mỹ _ AMA định nghĩa về Marketing như sau: 

Marketing là một hệ thống tổng thể các hoạt động của tổ chức được thiết kế nhằm mục đích hoạch định, đặt giá, xúc tiến và phân phối các sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của thị trường mục tiêu và đạt các mục tiêu của tổ chức. 

Xem thêm: Tìm hiểu về trải nghiệm người dùng (UX) và giao diện ( UI)

marketing-mix-la-gi

Marketing Mix là gì?

Marketing-mix là sự phối hợp hay sắp xếp các thành phần của Marketing sao cho phù hợp với hoàn cảnh kinh doanh thực tế của mỗi doanh nghiệp nhằm củng cố vị trí vững chắc của doanh nghiệp trên thương trường. Nếu các thành phần Marketing được phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ thích ứng với tình hình thị trường đang diễn ra thì công cuộc kinh doanh của doanh nghiệp sẽ trôi chảy, hạn chế được những rủi ro và do đó, mục tiêu sẽ hài lòng khách hàng và nhờ đó đạt được lợi nhuận tối đa,phát triển kinh doanh bền vững.

Về cơ bản, mô hình Marketing Mix bao gồm 4 thành tố đối với sản phẩm hữu hình, 7 thành tố cho sản phẩm vô hình (dịch vụ), và cả thuyết 4Cs (vốn được xây dựng trong những năm 1990).

Các mô hình Marketing Mix

Mô hình Marketing Mix 4P

marketing-mix-la-gi

🔴 Product (Sản phẩm)

Product là 1 trong những thành phần của marketing mix đầu tiên trong chuỗi 4p. Đó có thể là một sản phẩm hữu hình hoặc một dịch vụ vô hình nào đó. Ví dụ về các sản phẩm hữu hình có thể là những chiếc xe có động cơ, một chiếc điện thoại thông minh,hay một chiếc máy sản xuất,…Ví dụ về các sản phẩm vô hình (dịch vụ) là dịch vụ như ngành nhà hàng, khách sạn, spa, các dịch vụ du lịch hay các dịch vụ tín dụng của ngân hàng,…

Bạn cần chắc chắn là sản phẩm / dịch vụ mình cung cấp đáp ứng chính xác nhu cầu của thị trường mục tiêu. Vì vậy, trong quá trình phát triển sản phẩm, bạn thường xuyên thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, có thể mỗi hoạt động gắn liền với từng giai đoạn cụ thể trong vòng đời của một sản phẩm.

Vòng đời của một sản phẩm (product life – cycle) thì bao gồm giai đoạn hình thành (introduction), phát triển (growth), trưởng thành (maturity), và thoái trào (decline). Việc xác định nhu cầu của khách hàng là cực kỳ quan trọng, nó giúp bạn cân đối nguồn cung của sản phẩm ra thị trường, và có những điều chỉnh thích hợp với thị hiếu của khách hàng.

Sau tất cả, mỗi marketer cần phải tự hỏi chính mình: Cần phải làm gì để mình có thể cung cấp sản phẩm tới thị trường tốt hơn so với những đối thủ cạnh tranh còn lại?

  • Muốn vậy, bạn cần trả lời những “gạch đầu dòng” dưới đây:
  • Khách hàng muốn gì từ sản phẩm / dịch vụ bạn đang cung cấp?
  • Khách hàng sử dụng sản phẩm / dịch vụ của bạn như thế nào?
  • Họ sẽ sử dụng chúng ở đâu?
  • Tính năng gì trong sản phẩm có thể đáp ứng nhu cầu của họ?
  • Có tính năng độc đáo nào mà bạn vô tình bỏ qua trong quá trình phát triển sản phẩm?
  • Bạn có vô tình tạo ra những tính năng thừa thãi, không cần thiết đối với khách hàng sử dụng sản phẩm?
  • Tên của sản phẩm / dịch vụ bạn muốn cung cấp là gì? Liệu cái tên ấy có “bắt tai” không?
  • Kiểu dáng mà bạn muốn cung cấp cho sản phẩm / dịch vụ của mình là gì (kích cỡ, màu sắc,…)?
  • Sản phẩm của bạn khác biệt như thế nào so với các đối thủ cạnh tranh?
  • Hình thù cuối cùng cho sản phẩm / dịch vụ mà bạn muốn cung cấp sẽ có dạng như thế nào?

🔴 Price (Giá cả)

Giá bán là chi phí khách hàng phải bỏ ra để đổi lấy sản phẩm hay dịch vụ của nhà cung cấp. Cách định giá của sản phẩm, dịch vụ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự hài lòng của khách hàng. Giá cả được coi là phương tiện cạnh tranh có hiệu quả đối với những sản phẩm tiêu dùng thiết yếu hàng ngày của con người. Mà ở đó mức độ cạnh tranh về giá liên tục diễn ra và người tiêu dùng rất nhạy cảm về biến động giá của sản phẩm. Đặc biệt là ở những thị trường mà thu nhập của người tiêu dùng còn thấp. 

Việc định giá trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay trở nên vô cùng quan trọng và đầy thách thức. Nếu giá sản phẩm được đặt quá thấp, doanh nghiệp sẽ phải tập trung bán theo số lượng lớn hơn để thu về lợi nhuận. Nếu mức giá quá cao, khách hàng sẽ dần chuyển hướng sang sản phẩm đối thủ cạnh tranh. Các yếu tố chính nằm trong chiến lược giá bao gồm điểm giá ban đầu, giá niêm yết, chiết khấu %, thời kỳ thanh toán,…

marketing-mix-la-gi

Khi xác định giá bán, marketer nên cân nhắc giá trị khách hàng nhận được của một sản phẩm. Có ba chiến lược định giá chính, bao gồm:

  • Market penetration pricing (định giá thâm nhập).
  • Market skimming pricing (định giá hớt váng).
  • Neutral pricing (định giá trung lập).
  • Để có được chiến lược định giá chuẩn xác, bạn cần xác định:
  • Bạn sẽ phải chi bao nhiêu tiền để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm?
  • Giá trị nhận được khi khách hàng sử dụng sản phẩm của bạn là gì?
  • Nếu bạn giảm giá bán của sản phẩm, liệu thị phần có tăng lên?
  • Giá bán mà bạn đang cung cấp có thể cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường?

🔴 Place (Phân phối)

Xem thêm

Thiết kế website chuẩn SEO

Quy trình viết nội dung chuẩn SEO

Các kênh phân phối là đại diện cho nơi mà một sản phẩm có thể được trao đổi mua bán, trưng bày, giới thiệu. Cửa hàng phân phối có thể là đại lý bán lẻ hay các cửa hàng thương mại điện tử trên internet.

Sở hữu hệ thống phân phối là yếu tố quan trọng đưa sản phẩm đến tay khách hàng. Nếu doanh nghiệp không đầu tư, phát triển kênh phân phối đúng mức có thể làm lãng phí công sức quảng cáo, sản xuất sản phẩm mà không đưa ra thị trường thành công.

Có nhiều những chiến lược phân phối khác nhau, bao gồm:

  • Chiến lược phân phối rộng khắp (intensive).
  • Chiến lược phân phối độc quyền (exclusive).
  • Chiến lược phân phối chọn lọc (selective).
  • Nhượng quyền (franchising).

Bạn cần lưu tâm những vấn đề sau:

  • Khách hàng có thể tìm đến sản phẩm của bạn ở đâu?
  • Nơi nào khách hàng của bạn thường xuyên lui tới để mua sắm?
  • Bạn có thể tiếp cận những kênh phân phối nào? Tiếp cận chúng ra sao?
  • Hệ thống phân phối của doanh nghiệp bạn khác biệt với đối thủ ra sao?
  • Bạn có cần hệ thống phân phối mạnh?
  • Bạn có cần bán sản phẩm của mình trên môi trường kinh doanh trực tuyến?

🔴 Promotions (xúc tiến thương mại)

Các hoạt động hỗ trợ bán hàng nhằm đảm bảo rằng khách hàng nhận biết được về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp được coi là xúc tiến thương mại. Từ ấn tượng tốt về sản phẩm hay dịch vụ, khách hàng sẽ dễ dàng tiến hành thực hiện giao dịch mua bán thật sự hơn, gia tăng tỉ lệ chuyển đổi với khách hàng tiềm năng.

marketing-mix-la-gi

Các hoạt động ở khâu này gồm quảng cáo, catalog, quan hệ công chúng và bán lẻ, cụ thể là quảng cáo trên truyền hình, quảng cáo trên báo chí, quảng cáo trên đài phát thanh,… Với ngân sách lớn hơn, doanh nghiệp có thể thực hiện tài trợ cho các chương trình truyền hình hay các kênh phát thanh được đông đảo công chúng theo dõi, tổ chức các chương trình dành cho khách hàng thân thiết,… để tăng độ nhận biết thương hiệu với khách hàng đại chúng.

  • Thúc đẩy bán hàng 
  • Tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp 
  • Truyền đạt thông tin về doanh nghiệp đến người tiêu dùng 
  • Là vũ khí cạnh tranh trên thương trường 

Trong bối cảnh Internet đang đóng vai trò quan trọng kết nối con người và xây dựng nhân sinh quan, truyền thông lan tỏa ngày càng được các doanh nghiệp chú trọng phát triển. Ngày nay, ngày càng nhiều doanh nghiệp sử dụng mạng xã hội và các phương thức trực tuyến khác để thúc đẩy hoạt động truyền thông và tiếp thị cho các sản phẩm họ cung cấp.

Để xây dựng một chiến lược truyền thông tốt, bạn cần trả lời những câu hỏi sau:

  • Làm cách nào để bạn có truyền tải thông điệp tới khách hàng mục tiêu?
  • Thời điểm nào thích hợp để marketing cho sản phẩm?
  • Liệu bạn có thể tiếp cận khách hàng mục tiêu thông qua các kênh truyền thông đại chúng (như truyền hình, radio)?
  • Sử dụng mạng xã hội có tốt cho hoạt động truyền thông và tiếp thị?
  • Chiến lược truyền thông của đối thủ là gì?

Marketing Mix 7P

Mô hình Marketing Mix 7Ps chính là mô hình mở rộng của Marketing Mix 4Ps, dành riêng cho việc cung cấp các dịch vụ vô hình.

🔴 People:

Khía cạnh people (con người) ở đây vừa là đối tượng khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp đang nhắm đến, lại vừa là những người trực tiếp tham gia cung cấp dịch vụ trong doanh nghiệp.

Thực hiện các bài khảo sát thị trường là quan trọng để bạn đánh giá nhu cầu và thị hiếu của khách hàng, từ đó có những điều chỉnh phù hợp vào dịch vụ cung ứng.

Nhân viên trong doanh nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng không kém, bởi họ chính là người cung cấp dịch vụ đó tới khách hàng. Chính vì vậy, cần cân nhắc thật kỹ việc xét và tuyển dụng nhân viên cho các vị trí, như hỗ trợ khách hàng, chăm sóc khách hàng, copywriters, lập trình viên,…

marketing-mix-la-gi

🔴 Process:

Process chính là những quy trình, hệ thống giúp doanh nghiệp bạn có thể cung ứng dịch vụ ra ngoài thị trường.

Bạn cần đảm bảo doanh nghiệp mình đã xây dựng một hệ thống, quy trình bài bản, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được khoản chi phí lớn trong việc cung cấp dịch vụ tới khách hàng.

🔴 Physical Evidence:

Trong marketing dịch vụ, yếu tố môi trường vật chất là một khía cạnh cần phải nhắc đến. Môi trường vật chất ở đây chính là không gian gặp gỡ, tiếp xúc, trao đổi giữa người cung cấp dịch vụ với khách hàng, là nơi khách hàng sử dụng dịch vụ.

Nó có thể mang tính hữu hình như không gian nội thất của một quán cafe, đồng phục nhân viên, nó cũng có thể trừu tượng như thái độ tiếp khách của nhân viên, sự hỗ trợ chăm sóc khách hàng,…

Như vậy, dù cho bạn áp dụng bất kì mô hình Marketing Mix nào thì đây cũng là những yếu tố cực kì quan trọng. Nó giúp bạn cân đối thu chi, nâng cao sự hài lòng của khsch hàng, thúc đẩy độ nhận diện thương hiệu, tăng độ phủ song của sản phẩm qua kênh phân phối. Mong rằng bài chia sẻ các thông tin về Marketing Mix là gì của SOTA sẽ giúp bạn trong việc xác định, xây dựng kế hoạch Marketing.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Công ty Cổ phần dịch vụ Công nghệ SOTA Việt Nam

 Địa chỉ: Số 83, Yên Lãng, Đống Đa, Hà Nội

 Điện thoại: 024-730-86986

 Hotline: 085-676-6986

 Email: support@sotavn.com

 

 

 

0856 766 986